Sunday, August 23, 2015

KINH CHÚC TỤNG NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

KINH CHÚC TỤNG NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

Sharing ServicesShare | Share on facebook Share on myspace Share on google Share n twitter



I. PHẦN HÁN VĂN:

Caodai3
Đại La Thiên Đế
Thái Cực Thánh Hoàng
Hóa dục quần sanh
Thống ngự vạn vật
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh
Nhược thiệt, nhược hư
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa
Thị không, thị sắc
Vô vi nhị Dịch sử quần linh
Thời thừa lục long
Du hành bất tức
Khí phân tứ tượng
Oát triền vô biên
Càn kiện cao minh
Vạn loại thiện ác tất kiến
Quyền phạm quảng đại
Nhứt toán học phước lập phân
Thượng chưởng tam thập lục thiên
Tam thiên thế giái
Hạ ốc thất thập nhị địa
Tứ đại bộ châu
Tiên thiên, hâu thiên
Tịnh dục Đại Từ Phụ
Cỗ ngưỡng, kim ngưỡng
Phổ Tế Tổng Pháp Tông
Nãi nhựt nguyệt tinh thần chi quân
Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ
Trạm tịch chơn Dạo
Khôi mịch tôn nghiêm
Biến hóa vô cùng
Lủ truyền bửu kinh dĩ giác thế
Linh oai mạc trắc
Thường thi Thần Giáo dĩ lợi sanh
Hồng oai, hồng từ
Vô cực, vô thượng
Đại thánh, đại nguyện
Đại tạo, đại bi
Huyền Khung Cao Thượng Đế
Ngọc Hoàng tích phước
Hựu tội Đại Thiên Tôn.

Nhãn thị chủ Tâm

“Nhãn thị chủ Tâm 眼 是 主 心

“Lưỡng quang chủ tể 倆 光主宰

“Quang thị Thần 光 是 神

“Thần thị Thiên 神是天

“Thiên giả Ngã dã 天 者 我 也

BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN

TỪ MẮT THẦN HORUS ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN

TỪ MẮT THẦN HORUS ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN
(TỔNG LUẬN)
1.      Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT  để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection)[1]. Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth[2]. Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”[3]
Ảnh: Biểu tượng "Mắt thần Horus"

[ XEM HÌNH ẢNH CÁC MẮT THẦN - MẮT TRỜI tại Thư Viện Hình}

[1] Pinch, Geraldine (2004). Egyptian Mythology: A Guide to the Gods, Goddesses, and Traditions of Ancient Egypt. Oxford University Press. pp. 131–132 ( Ref.of Wikipedia)
[2] "Eye of Horus, Eye of Ra (Udjat, Wedjet)". Symboldictionary.net. Retrieved 2012-01-17. ( Ref.of Wikipedia)
[3] is the first known national god


1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection) . Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth . Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”

2. Đối với Ki-Tô giáo, người ta từng thấy một số nhà thờ trang trí “Mắt Trời” một cách trang nghiêm trên kiến trúc mặt tiền các nhà thờ lớn. Các di tích này cho thấy “Thiên nhãn” đã đi vào tôn giáo nói chung để biểu trưng cho Đấng Tối Cao trong vũ trụ. Tuy nhiên các Giáo phụ Ki-Tô giáo không xác nhận “Thiên nhãn” ở các nhà thờ xưa đó là biểu tượng của thần Horus.

Picture1 : Eye of Providence on the exterior of a cathedral in Salta, Argentina
Picture2 : All-seeing eye in a pediment of an esoteric Christian temple in Mount Ecclesia, California (http://en.wikipedia.org/wiki/Eye_of_Providence#cite_note-6)

Chúng ta đều biết Thánh giá là biểu tượng tôn thờ chính thức và phổ biến lâu đời nhất của Cơ Đốc giáo cho đến ngày nay. Do vậy, phía trên thiên bàn (nơi hành lễ của các linh mục) không hề có biểu tượng “Thiên nhãn” . Tuy nhiên, trong các ấn bản Ki-Tô giáo, nếu có biểu tượng “Thiên nhãn” trong Tam giác đều với chú giải “Thiên Chúa Ba Ngôi” thì vô hình trung gắn cho “Thiên nhãn” đó ý nghĩa biểu trưng “Đức Chúa Trời” trong ngữ cảnh giáo lý thần học của tôn giáo này.
3. MẮT TRỜI TRÊN QUỐC ẤN (Great Seal) của NƯỚC HOA KỲ
Năm 1782 là năm đáng ghi nhớ của người Hoa Kỳ vì đó là năm Quốc ấn ( Great Seal of US) được chính thức công nhận; và năm 1935 người ta đã thấy trên một mặt của tờ giấy bạc một dollar có biểu tượng của Quốc ấn với điểm đặc biệt là hình một con mắt trên kim tự tháp. Các nhà thiết kế của biểu tượng này có lẽ đã dùng hai cụm từ đặt trên và dưới biểu tượng:
_ Annuit coeptis: " Ngài đã công nhận công trình của chúng tôi”
_Norvus ordo seclorum: “Trật tự mới của các thời đại” (Latin for "New order of the ages")
để giải thích ý nghĩa của Quốc ấn Hoa Kỳ. (xem ảnh tại Thư viện hình .>Trang chủ)



Vậy, có thể nói, qua Quốc ấn, các nhà lãnh đạo nước Hoa Kỳ tin tưởng rằng, Đấng Tối Cao đã chuẩn y cuộc xây dựng Hiệp Chủng Quốc và nước Mỹ nhắm đến thực hiện ( hay tham gia ? NV ) vào một “Trật tự mới của các thời đại). Vấn đề là các nhà chính trị và khoa học gia thời đó (1782) đã nhất trí chọn CON MẮT làm biểu tượng cho Đấng Tối cao nói trên. Người ta đã đặt vấn đề biểu tượng con mắt trên Quốc ấn Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng biểu tượng “con mắt” của Hội Masonry, nhưng người Mỹ đã bác bỏ (vì Masonry thành lập năm 1797 sau thiết kế biểu tượng Quốc ấn 15 năm)
Rõ ràng biểu tượng con mắt trên Quốc ấn Hoa Kỳ không thuộc về tôn giáo, nhưng thể hiện niềm tin vào lý tưởng Hiệp chủng và ý chí tiến tới những thời đại của “trật tự mới” có giá trị cao cả (thuộc về thế tục).
4. EYE ALL-SEEING OF MASONRY
Mặc dù Freemasonry quan niệm Thượng Đế là “Kiến trúc sư vĩ đại” với biểu tượng thước vuông và “compass” nhưng vẫn chọn CON MẮT làm biểu tượng ám chỉ “Đấng toàn thị” (all-seeing). Mắt Masonic là biểu tượng con mắt củaThượng Đế (Ở đây người viết không dùng ừ “Thiên chúa” để tránh sự đồng hóa Freemasonry với người theoThiên chúa giáo ( Christians) . Nó là biểu tượng của Sự quan sát mầu nhiệm và sự vận hành vũ trụ không ngừng nghỉ của Ngài .
Ảnh trên: Mắt Trời của Hội Freemasonry

5. THIÊN NHÃN TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

1. Tổng quát

Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh vị giáo chủ cũng như giáo lý của tôn giáo mình, các chức sắc và tín đồ đã tôn thờ vị giáo chủ theo nghi thức đặc biệt nhất, trang trọng nhất.

Riêng đối với Đạo Cao Đài, Giáo chủ là Đấng Thượng Đế vô hình vô vi, đã giáng trần khai minh Đại Đạo qua huyền cơ diệu bút. Đã là vô hình, thì Ngài không thể có hình tượng để thờ phượng; tuy nhiên, vì lòng tín ngưỡng, tha thiết của nhân sanh – luôn hướng về Đấng Cao Đài, muốn tìm biểu tượng tôn thờ Ngài – nên Đức Cao Đài đã hai lần thị hiện "Thiên Nhãn" cho đệ tử đầu tiên của Ngài là ông Ngô Văn Chiêu, và dạy dùng biểu tượng Thiên Nhãn để thờ Ngài.


Thiên Nhãn là một mắt trái đang mở, soi sáng giữa Càn khôn vũ trụ. Thiên Nhãn chứa đựng lý cao sâu huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh, nên dầu Đức Cao Đài và chư Phật, Tiên đã hé mở thiên cơ qua Thánh giáo kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay, nhưng quả thật Thiên Nhãn vẫn là một công án mà hàng chức sắc, tín đồ Cao Đài luôn suy gẫm để tìm bí pháp tu hành.

1.1. Thánh giáo dạy về Thiên Nhãn


1.1.1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển

"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

“Nhãn thị chủ Tâm 眼 是 主 心

“Lưỡng quang chủ tể 倆 光主宰

“Quang thị Thần 光 是 神

“Thần thị Thiên 神是天

“Thiên giả Ngã dã 天 者 我 也

“Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí, đặng hiệp đủ Tam Bửu, là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh.

(…) Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu: Thần cư tại Nhãn. Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó"[1]

1.1.2. Đại Thừa Chơn Giáo

"Tại sao Thầy lại biểu các con tạo ra Thánh Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các tôn giáo khác?

“Các con phải biết rằng Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh, bao quát cả Càn Khôn thế giái. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con, nên chi thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy.

Tại sao Thiên Nhãn là Thầy? Thầy có dạy trước:

“Nhãn thị chủ Tâm.

“Lưỡng quang chủ tể

“Quang thị Thần

“Thần thị Thiên

“Thiên giả Ngã dã

“Nhãn là trái tim của con người. Trái tim ấy là Tạo Hóa, tức là Thần; mà Thần là cái Lý Hư Vô. Lý Hư Vô ấy là Trời vậy.”

“Người tu hành chừng nào luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hườn hư, luyện hư huờn vô, thì Huyền Quan Nhất Khiếu (玄 關 一 竅 ) ấy mới mở hóat ra.

“Huyền Quan Nhất Khiếu ấy là chi? Là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Huờn Cung, gom trọn chơn dương chánh đạo.(Xem Phụ Lục)

“Hai con mắt của các con là nhục nhãn, tức là âm với dương; thì cũng như Thái Cực là Thiên Nhãn, còn lưỡng quang là nhựt nguyệt hằng soi sáng khắp Càn Khôn, cứ tuần huờn mãi, hết ngày đến đêm, hết đêm kế ngày, không bao giờ dứt sự hành tàng của Tạo Hóa"[2]

1.1.3. Thánh Giáo Sưu Tập (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo)

Đức Đông Phương Lão Tổ đã dạy:

"Thiên Nhãn tức là Thiên Tâm của con người. Hai ánh sáng tức là âm dương làm chủ tể. Đó là lưỡng nguyên trong lý nhứt nguyên. Âm Dương phối hợp là Thần, tức thị lưỡng nguyên trở lại nhất nguyên.

Nhất nguyên là chủ tể. Thần là Trời, là Chí Tôn Thượng Đế ở trong con người của ta."[3]

Đức Thích Ca Như Lai dạy:

"Đại Đạo không có lãnh vực, biên giới, phạm vi. Tôn giáo là một danh từ dùng để nêu cao triết thuyết của một lý siêu mầu trong đạo lý. Nếu còn lãnh vực, còn biên giới, còn ta người, còn sai biệt, là không phải Đạo, cũng không phải Như Lai Bản Thể. Cao Đài, hay Thiên Nhãn trên kia[4], không có biểu thị cho một hình tướng tôn giáo, mà cốt mặc khải với nhân loại rằng: Hãy trở về chỗ Cao Đài của nhân loại sẵn có, trở về cái Trí Bát Nhã – để đắc Ba La Mật, để đáo bỉ ngạn – tức là Thiên Nhãn, Thiên Tâm, hay Phật Tánh. Nếu con người giác ngộ đến đó, tức là con người Thánh Nhân của Phật Pháp đã hiện bóng Cao Đài vô lượng vô biên."[5]

Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy:

"Muốn đạt chỗ sâu kín nhiệm mầu kia không thể lấy cái trí hạn hẹp cạn cợt của con người mà thấy được, mà cần có Con Mắt Bát Nhã mới suốt tận pháp giới Hư Không."[6]

1.2. Tóm tắt Thánh Ý về Thiên Nhãn

Qua những đoạn Thánh giáo trên có thể tóm tắt Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn như sau:

• Thờ Thiên Nhãn là thờ Đấng Tạo Hóa;

• Thiên Nhãn là Đức Cao Đài, tức là Thầy;

• Thiên Nhãn là Lý Hư Vô;

• Thiên Nhãn là Lý Thái Cực;

• Thiên Nhãn là Thần;

• Thiên Nhãn là Huyền Quan Nhứt Khiếu;

• Thiên Nhãn là Thiên Tâm, là Phật Tánh, là Trí Bát Nhã;

• Thiên Nhãn là con mắt Bát Nhã.


1.3. Dịch nghĩa bài thơ dạy về Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn

"Nhãn thị chủ Tâm

Lưỡng Quang chủ tể

Quang thị Thần

Thần thị Thiên

Thiên giả Ngã dã."

Kết hợp những Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn, bài thơ trên có thể được dịch nghĩa như sau:

a)- Theo nghĩa Thiên Nhãn là Thiên Tâm (Trái tim Tạo Hóa):

"Nhãn" là do Thiên Tâm chủ sử

(Thiên Tâm) là cội nguồn của hai thể Âm Dương ( lưỡng quang) [7]

Quang là Thần

Thần là Trời

Trời là Ta vậy.

* * *

b)-Nếu xemThiên Nhãn như Thái Cực:

"Nhãn" là do Thái Cực chủ sử

Là Vua của hai nguồn sáng Âm Dương

Nguồn sáng là Thần

Thần là Trời

Trời là Ta vậy.



________________________

[1] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 25 Février 1926; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.12.
Phần chữ Hán do NV chú thích thêm.

[2] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 20-09 Bính Tý (1936); Đại Thừa Chơn Giáo (bản in 1950), thiên 46 "Cách thờ phượng", tr.432.

[3] Đức Đông Phương Chưởng Quản; Vĩnh Nguyên Tự, Tý thời, 28 rạng 29-01 Giáp Dần (19-02-1974); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[4] Trong ngữ cảnh của đoạn Thánh giáo, "Trên kia" có nghĩa là trên Thiên bàn (bàn thờ Thượng Đế).

[5] Đức Thích Ca Như Lai; Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời, 18-07 Quý Sửu (16-08-1973); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[6] Đức Bát Nhã Thiền Sư; Bát Nhã Thiền Đường, 29-05 Bính Thìn (26-06-1976); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[7] Còn gọi là “Tịch Chiếu”: Tịch: vắng lặng; Chiếu: sáng soi. Đức Bác Nhã Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 29-10 Bính Thìn (19-12-1976) dạy: "Tự do là thể Đạo, là Ngôi Vô Cực, căn cốt của Đất Trời. Học Đạo, tu Đạo, căn cứ vào đó mà hành trì. Theo Dịch Lý mà suy ra: Vô Cực là Tịch, Thái Cực là Chiếu. Tịch Chiếu Nhất Như. Tịch không ngoài Chiếu, Chiếu không ngoài Tịch. Tịch Chiếu là thể của Tâm." Thánh Giáo Nguyên Bổn.

Trích Quyển YẾU ĐIỂM GIÁO LÝ, CQPTGL xuất bản
(Nguồn: http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=235)

* * *
TẠM KẾT
Qua 4 cách sử dụng biểu tượng CON MẮT, từ Cổ Ai Cập, Ki-Tô giáo đến Quốc ấn Hoa Kỳ, và Hội kín Freemasonry, chúng ta thấy điểm tương đồng là con mắt tiêu biểu cho Đấng có quyền năng tối thượng trong vũ trụ và thế giới nhân loại. Điều đó cũng đúng đối với Thiên nhãn Cao Đài. Nhưng nếu xét kỹ, bốn khái niệm (hay niềm tin) ấy đều liên hệ mắt với Thượng Đế ngoại tại có quyền thưởng phạt con người, mà không nói đến mối liên hệ giữa mắt với TÂM. Trái lại, theo bài kệ trong thánh giáo của Đức Thượng Đế Cao Đài thì mối liên hệ này là mối liên hệ hữu cơ TÂM-VẬT (psycho-somatic; psycho-physical): “Nhãn thị chủ tâm”. Nhờ có Tâm làm chủ mà 2 con mắt trở nên 2 nguồn ánh sáng (lưỡng quang), “Lưỡng quang chủ tể”. Vậy Tâm là “chủ tể” của 2 ánh sáng, và đến câu này, mắt chỉ mới là trung gian giữa Tâm và ngoại vật (tức Tâm quan sát chứ không phải mắt quan sát). Và một khi Tâm tập trung quan sát thì sự “thấy” của Tâm là cái “thần” của 2 ánh sáng (“Quang thị thần”). Cái “thần” này chính là sức mạnh thuộc về “Trời” (“Thần thị thiên”). “Thiên” là thực tại thiêng liêng siêu hình, và Thượng Đế là thực tại siêu hình ấy. Tóm lại, khảo cứu “bài kệ Thiên nhãn”, ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ

Bạn đọc có thể xem Minh họa tại: http://youtu.be/r2uM8OhRTdc?list=UUfhZbkRXPCL3kGU6KOXREXQ
Vậy, theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, phải xem MẮT là biểu tượng của TÂM, biểu tượng của THẦN mới có đủ ý nghĩa biểu tượng của Thượng Đế. Và chính Tâm là trung gian liên hệ 2 chiều giữa Thượng Đế và con người, hay nói cách khác Tâm là nơi Thiên Nhân hiệp nhất.
Như vậy Thiên Nhãn theo nghĩa tôn giáo là THIÊN TÂM, là THƯỢNG ĐẾ; theo nghĩa thần học là THẦN cũng là Bản thể của vũ trụ và con người.

Chữ tâm là chốn Cao Đài

Chữ tâm là chốn Cao Đài

Đức Đông Phương Lão Tổ cũng dạy:

"Tâm mình là điện thờ Thầy,
Giữ cho thanh tịnh hằng ngày kỉnh tin."

Đức Chí Tôn đã có lần hỏi các con cái của Ngài: "Thầy những mong ở một cõi trong sạch nhất nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong kỳ mạt kiếp. Các con ôi! Cái cõi tịnh khiết đó ở đâu hỡi các con?" 1

Còn "Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" dạy chúng ta về Tâm Vô Phân Biệt hay Thiên Địa Chi Tâm. "Lòng Tạo hóa từ bi bao trùm vạn vật, mở lượng khoan dung, dang tay từ ái đón rước tất cả sanh linh. Đứa phải, đứa trái cũng là con cái của Thầy." 2

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn cũng dạy: "Chư đệ muội muốn xây đắp tòa Cao Đài

huyền nhiệm vĩnh cửu thì phải triệt thoái những ý thức sai biệt, thân thù, phiền não, kinh cụ để Thần được linh hoạt mà đem Khí thể Tiên Thiên, Tinh hoa lưỡng cực xây đắp ngôi Cao Đài Nội Tại của chư đệ muội được." 3

Thầy lại dạy không những không phân biệt Ta hay Người, thân hay thù mà xem toàn cả vũ trụ như là chính thân mình:

Muốn sửa lòng ngắm lòng Từ Phụ,
Tu thân nhìn vũ trụ là thân,
Thái sơn, biển cả, vi trần,
Tình thương chứa đựng trong phần vô tư 4

Đây là tinh thần vô ngã, phá chấp triệt để hay Đắc Nhất. Xem tất cả là Một trong cái toàn thể bao la. Để tìm thấy mình trong Thượng Đế, diệt cái tiểu ngã của cái Ta hạn hẹp để hoà nhập vào Đại Ngã bao la. Thầy có dạy: "Sự Đắc Nhất đối với người tu theo Đại Đạo của Thầy là một then chốt quan trọng ở mục tiêu […]. Nếu không được Một chẳng những các con cứ quanh quẩn bên ngoài vòng đạo lý mà phải

chịu trong sự vô minh nê chấp riêng rẽ ở cá nhân hay đoàn thể tông phái của mình." 5

Và Thầy cũng dạy: "Sự đắc nhất là chìa khóa mở cửa Đạo, hiệp với Đạo tức hiệp với Thầy vậy!" 6
Sự phá chấp, vô ngã, đắc nhất là bí quyết của Thánh hiền để đạt thời trung thì chỉ cần nhích chân là đến niết bàn:

Huyền môn ai hỡi có cùng không?
Vượt đến tìm ra đấng Chủ Ông,
Phá chấp, trừ mê, lìa vọng ngã,
Nhích chân liền đến cõi cùng không!
[…] Nhà ai thì đó Chủ Nhân Ông,
Có đủ quyền năng sẽ cộng thông,
Bí quyết Thánh hiền do Một cả!
Chuyên tâm, chuyên nhất đạt Thời Trung. 7

Một trong những điều kiện để tiến đến trạng thái đắc nhất là Tâm phải thanh tịnh như theo lời dạy của Đức Chí Tôn: "Khi lòng con như lượn sóng luôn luôn khơi dậy thì khi ấy chưa được sự đắc nhất." 8Muốn thế, chúng ta phải tu tập, thiền định công phu, hồi quang phản chiếu nơi nội tâm trong sự yên lặng, tĩnh mịch của tâm hồn: "Con ôi! Sự yên lặng để Thần giao cách cảm, để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu sinh trong vạnvật. Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái gì mà trần gian không nói được, không sờ mó được, không nghe được. Yên lặng để tìm thấy cương vị của các con trong sứ mạng to tát giữa thời Phổ Độ Kỳ Tam." 9

Và Đức Mẹ (03–10–1979) đã dạy "thiền" là sự luyện kỷ để làm chủ được tình thức mà thấy Tánh Chơn Không, thoát luân hồi:

Thiền là tâm huyền công luyện kỷ,
Tâm là Thần nhất lý dung thông,
Ở trần chẳng dính bụi hồng,
Ở trong sinh diệt, thoát vòng diệt sinh.
Chủ tình thức tâm linh chiếu diệu,
Thấu suốt điều thọ yểu cùng thông.
Tự do, tự tại, thong dong,
Vào ra thấy Tánh Chơn Không hiện bày.

Đời ngày nay còn chiến tranh, loạn lạc, tranh chấp là bởi chưa có được cái một này: tất cả các quốc gia hãy là một, tất cả các tôn giáo hãy là một và tất cả các dân tộc hãy là một. Xin mượn lời Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông Vô Vi để thay lời kết luận:

Đắc Nhất tâm rồi thế mới yên,
Muốn tâm đắc Nhất phải tham thiền;
Tham thiền tâm sẽ hòa muôn vật,
Hòa ấy làm nên Đạo phối Thiên! 10

Tân pháp Cao Đài

Tân pháp Cao Đài

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm tháng 9 Giáp Dần (29.10.1974)

KIM QUANG ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng chào chư liệt vị nam nữ.Tiểu thánh đến báo đàn, có Đức Đông Phương Chưởng Quản giáng lâm. Chư liệt vị và chư Thiên mạng thành tâm nghinh tiếp. Tiểu Thánh xin xuất ngoại ứng hầu. Lui.

Tiếp điển

ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, chào chư hiền đệ, hiền muội. Hôm nay Bần Đạo đến để thâu nhận hàng thiện duyên vào đạo pháp. Chư hiền đệ hiền muội an tọa.

Chư hiền đệ hiền muội ! Thời kỳ tam nguơn chuyển thế Đức Thượng Đế tá danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT trong Tam Kỳ Phổ Độ, đem vạn loại tiến hóa trên đường Đại Đạo, để tái tạo thượng ngươn. Điều này tất cả người tín đồ Cao Đài như chư hiền đệ hiền muội đều hiểu rõ.

Sự truyền giáo trong thời kỳ này có khác hơn hai thời kỳ trước, là từ Khí Hư Vô truyền thần diệu  đến thế gian để  sắp bày thật tướng  là Thánh Thể và Luật Pháp. Từ thật tướng ấy chuyển cơ diệu hiệp cùng thần mới trọn thành Thánh Thể Chí Linh.

Buổi đầu sơ khai Đại Đạo Đức Thượng Đế Chí Tôn  muốn cho nhơn sanh ý thức về vạn giáo nhứt lý nên vẫn cậy tay  phàm truyền giáo cho những môn đệ đầu tiên, như Thầy đã  đổ Thần vì các môn đệ. Đúng 36 năm các pháp  đã  hiện bày trên thế gian, những người tiền khai đã mệnh danh là  thí điểm của Đạo Pháp được triệu hồi và Bần Đạo tiếp tục vâng sắc chỉ Ngọc Hư Cung với sự chứng minh của Tam Giáo Đạo Tổ. Lần điểm đạo đầu tiên trên bước sơ cơ cho  Định Pháp Minh Thiện. Từ đó với sứ mạng ban truyền Tân Pháp Cao Đài để cho nhân sanh giác ngộ, Bần Đạo phải  Chưởng  Quản Hiệp Thiên Đài Vô Vi để truyền pháp cho người có sứ mạng Thiêng Liêng và người ấy sẽ trực tiếp hướng dẫn người thiện căn qua bến giác khi được điểm đạo.

Tân Pháp Cao Đài là  Pháp Môn Đại Ân Xá, là nấc thang cuối cùng trong kỳ mạt  pháp để cứu nhân sanh. Người biết giác ngộ nhập cảnh vô vi sẽ được siêu thoát, kẻ biết hồi đầu hướng thiện chưởng duyên lành  vào đời thánh đức  khỏi đọa tam đồ hay tán khôi trần  sau Hội Long Hoa. Thế nên những người vào trường đạo pháp, điều trước tiên là đến trước Cao Đài gõ cửa Cao Đài. Cửa Cao Đài  sẽ mở khi người có duyên Cao Đài được đến. Thứ đến phải học luật lệ Cao Đài  và nhận chân tôn chỉ để noi theo, mục  đích để  đạt đến. Điều sau nữa là  giữ giới luật qui điều của  Đại Đạo. Đó là điều  kiện tối thiểu  của người muốn bước vào chơn đạo  và sẽ  được Đức Cao Đài điểm đạo.

Chư hiền đệ hiền muội ! Thời gian có trước sau, pháp  môn theo thời gian có tân có cựu . Đại Đạo không thời  gian, không sau  không trước cũng không cựu, không tân. Đại Đạo vẫn  là bản thể  bất biến. Thế nên pháp môn vô lượng nhưng người  hành giả  phải đạt  đến chỗ bất nhị pháp môn  mới thật sứ chứng quả.

Hôm nay  Bần Đạo muốn chư hiền đệ hiền muội có tâm niệm về đạo  pháp cho  rõ ràng và chấp nhận nhứt tâm tu học theo những  điều kiện nêu trên. Cần có những hồ  sơ minh chứng  trước giờ đăng đàn thọ pháp. Nếu  chưa đủ hay chư quyết tâm thì hãy chờ đợi một ngày giờ khác thì tâm đã  quyết. Điều  kiện có đủ để  bước vào chơn đạo để tránh mọi sự khảo đảo.

Chư hiền đệ hiền muội ! Cửa Đạo rộng mỡ, đón  rước duyên lành đường đạo thênh thang, người hành giả ung dung  về cõi thượng. Cao Đài  là chỗ cao nhứt  của mỗi chúng sanh. Đức Cao Đài Thượng Đế  hằng ngự nơi đó.

Có chúng sanh tức là  có Cao Đài; không có Cao Đài  thì không có chúng sanh, mà  không có chúng sanh thì không có phật tiên thánh thần chi cả. Vô vi, hữu hình là một,  khi phân tán  lúc qui hợp, biết được chỗ khởi  nguyên là biết được chỗ quy nguyên. Không quy nguyên thì đã hủy diệt. Chơn ngôn này không chỉ Bần Đạo mới nói đây mà đã có  nói từ khi đạo hiện bày thật tướng tại thế gian. Người hành giả  muốn vững bước trên đường đạo phải thấu triệt điều này  để khỏi hoài công vì lầm lạc.

Những giáo điều không đặt để, bắt  buộc hành giả  vào khuôn ép  mất quyến tự hữu tự do mà chính đó là muốn bảo trọng quyền tự do tư hữu  của hành giả. Có biết  bao nhiêu chủ nhân lang thang phong trần hay giam mình trong bóng tối vì đánh mất quyền tự chủ trong ngôi nhà chính mình tạo lập.  Có biết bao nhiêu ngôi nhà sắp tan vỡ bởi chủ nhân lệ thuộc vào tha nhân. Đạo pháp giác ngộ đưa người hành giả trở  về với nhơn bản .

THI

Có nhà, có chủ mới nên nhà,
Quân tướng điều hành đạo chẳng xa;
Trong cảnh vô thường thường bất biến,
Mới hay Tiên Phật  vốn là ta.


Phương chi trong thời kỳ này, cực biến cực loạn, ngụy nhiều chơn  ít, người hành giả phải nắm lấy chơn thường sửa đoan  ngụy tạo. Đó là hành giả đã biết mình,  biết người tức là biết đạo vậy và đạo pháp sẽ đưa  người hành giả đến chỗ đốn tuyệt vạn duyên không còn chơn ngụy nữa. Người xưa  học đạo chỉ một câu mà giác ngộ.

Hôm nay Bần Đạo lại nói nhiều,  nhưng dầu bao nhiêu chăng nữa, từ ngàn  xưa, xưa tít hay 49  năm qua chỉ  tóm vào một câu mà thôi: "Ai tìm được học được sẽ thành đạo’’.

-------------------


Đã kiểm duyệt
Phụ Tá Bảo Pháp Chơn Quân
Chơn Tâm

Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh

Thuốc cao tột: tinh, thần hoá khí,
Chuyển pháp luân phục thỉ huyền hào
.(11)
Gìn Không giữ chặt trí cao,
Hạn trong giây phút hiện hào quang ra.
Gió thổi ngọn, điều hoà chơn tức,(12)
Công trăm ngày, chầu chực Thiên Tôn,(13)
Mười hai năm đặng xuất hồn,
Thần thông quảng đại Thiên Môn (14) ra vào.

Người trí thức đạo cao dễ ngộ,
Kẻ tối mê xiêu đổ khó thành.
Muốn về thượng cảnh (15) trời xanh,
Dưỡng nuôi hơi thở, lưu thanh khoẻ Thần.
Ra vào (16) phải cân phân rún mũi,
Sống như không, quên buổi quên giờ.

Cũng như tượng gỗ trơ trơ,
Ngày qua, tháng lại, không ngơ, không tình.
Thân thể vẫn nguơn tinh (17) làm chủ,
Hiệp nguơn thần,(18) khí tụ nên tiên.
Chẳng nên nói rõ diệu huyền,
Gượng lời nói rõ, thâu «diên» (19) làm thần.
Thần qua đá, chẳng dừng không đụng,
Thần bay bay thấu phủng (20) chín trời.
Xuống nước phải rẽ tách khơi,
Vào lửa không nóng, chói ngời Thần Quang,
Thần là rặp, thần hoàn in rặp,(21)
Tinh nương theo khí hấp vo tròn.
Chẳng tiêu, chẳng tán, chẳng mòn,
Như tòng bá lạnh cũng còn tươi xanh.(22)
Ba phẩm thuốc nói rành một lẽ,
Nghe chẳng rồi, đâu tẻ (23) ra nhiều.
Tựu thời ắt có tán tiêu,
Mở thông bảy lỗ (24) thảy đều sáng trưng.
Tợ nhựt nguyệt hai vầng phổ chiếu,
Hiệp qui căn một khiếu trường sanh.
Từ (25) chưa trời đất kết thành,
Chuyển luân biến hoá ngũ hành, lục căn.(26)
Biết thấu rõ mới rằng linh nghiệm,
Chẳng thấu thời rán kiếm đừng hôn.
Kim đơn tàng ẩn nơi lòng,
Không xanh, không trắng, khó đong, khó lường.
Tụng muôn biến mới tường nghĩa vụ,
Lý huyền thâm diệu hữu chớ nghi.
Tụng rồi lòng khá xét suy,
Tâm kinh Ngọc Đế, trẻ ghi cho thường.

***
Chư Tiên xưng tán

THI
Phục nguyên linh chưởng đắc cao thâm,
Thức đắc kim đơn giáo hoá tầm.
Tiên dược diệu huờn hoà chánh khí,
Khí lai dụng ý chuyển thuần âm

Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh

Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh

高上玉皇心印妙經
Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh


«Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh» còn có tên là «Tâm Ấn Diệu Kinh» 心印妙經, «Tâm Ấn Kinh» 心印經, hay «Ngọc Hoàng Kinh» 玉皇經. Toàn văn chữ Hán 200 chữ, phân thành 50 câu, mỗi câu bốn chữ. Tác giả đích thực của bản kinh này chưa rõ là ai, chỉ biết tương truyền là của Vô Thượng Huyền Khung Chủ Kim Khuyết Đại Đạo Quân 無上玄穹主金闕大道君 (tức Ngọc Hoàng Thượng Đế 玉皇上帝). Bản kinh này được đưa vào Chính Thống Đạo Tạng 正統道藏 (đời Minh); rồi sang thời Dân Quốc, Đạo gia Đinh Phúc Bảo 丁福保 đã đưa bản kinh này vào Đạo Tạng Tinh Hoa Lục 道藏精華錄, có chú giải của Dựng Chân Tử 孕真子.
Bản kinh này chủ yếu giảng giải phương pháp tu luyện của Đạo giáo, tức tu luyện tinh-khí-thần theo nội đan. Đời Minh, đạo sĩ Bạch Vân Tê 白雲霽 trong Đạo Tạng Mục Lục Tường Chú 道藏目錄詳注 đã xưng tán bản kinh này là «Nội tu thần kinh» 內修神經 (bản kinh thần diệu của phái tu nội đan). Đạo gia Đinh Phúc Bảo 丁福保 đã viết trong Đạo Tạng Tinh Hoa Lục 道藏精華錄 rằng: «Kỳ từ khôi áo, kỳ chỉ uyên vi. […] Chí đạo chi huyền cơ, tính mệnh chi căn chu, mạc bất xiển phu phẫu lộ. Thực đăng chân chi kính lộ, độ thế chi thê hàng. Học giả cẩu năng tạo kỳ l‎‎ý, đạt kỳ từ, cùng thần dĩ tri hoá, tham huyền dĩ nhập diệu, tức tâm thị ấn, tức ấn thị tâm, tắc tâm ấn chi diệu tự ngã nhi đắc chi hĩ.» 其辭恢奧其旨淵微 [...] 至道玄机, 性命之根株, 莫不闡敷剖露. 實登真之徑路, 度世之梯航. 學者苟能造其理, 達其辭, 窮神以知化, 參玄以入妙, 即心是印, 即印是心, 則心印之妙自我而得之矣. (Lời lẽ của kinh ảo diệu lồng lộng, tông chỉ của kinh sâu kín tế vi. [...] Đây là cơ huyền diệu để đạt đạo, là căn cội của tính mệnh, không có gì mà không trình bày rõ ràng. Quả thực đây là con đường tắt để trở thành tiên, là chiếc thuyền để độ đời. Nếu người tu học có thể tìm được lý, hiểu được lời, luyện thần cho đến cùng để biết sự chuyển hoá, thấu xét huyền để nhập vào diệu, thì tâm là ấn, ấn là tâm, ắt sẽ tự mình mà đạt được sự huyền diệu của tâm ấn vậy.) Qua lời lẽ trên, đủ thấy địa vị rất cao của bản kinh này trong nhận thức của giới đạo sĩ và người mộ đạo.
Thực vậy, bản kinh này vốn được các đạo sĩ Trung Quốc trì tụng sáng tối, cũng là bản kinh quan trọng ngang với các bộ kinh phải tụng đọc hàng ngày như Âm Phù Kinh 陰符經 và Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh 太上老君說常清靜經.
Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà Rịa). Sau đó bản kinh được in trong quyển Thoát Hoá Thiên Kinh do Đâu Suất Thiên Cung - Thanh Tịnh Đàn của Cao Đài Đại Đạo Tiên Thiên Hư Vô (chưởng pháp: Linh Châu Tử) xuất bản năm 1951 tại Mỹ Tho. Đáng tiếc, trong quyển Thoát Hoá Thiên Kinh không có một thông tin nào cho biết đích xác thời gian ngày giờ bản kinh này được Thiêng Liêng giáng cơ truyền dạy. Để mở đầu cho bản kinh này, nơi trang 17, chúng ta thấy ghi:
«1- Nam mô Tây Thiên Cung Điện, Vô Thượng Diêu Trì Kim Mẫu, Đại Từ Đại Bi, Chí Cực Từ Tôn; 2- Nam mô A Di Đà Phật; 3- Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Thế Tôn; 4-Tam Thế Phật Thế Tôn; 5- Nam mô Truyền Kinh Diễn Giáo Nguơn Thỉ Đại Thiên Tôn; 6- Nam mô Thái Ất Cứu Khổ Đại Thiên Tôn; 7- Nam mô Tề Thiên Đại Thánh Đại Thiên Tôn; 8- Nam mô Quan Âm Như Lai; Tam Thanh Giáo Chủ Đại Thiên Tôn; 9- Nam mô Đại Xá Hội Thượng Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát; 11- Nam mô Thích Ca Như Lai Thế Tôn; 12- Nam mô Di Lạc Tuyên Quang Phật, Long Hoa Đại Hội Thế Tôn; 13- Vạn Chủng Chơn Tiên, chư Phật chư Thánh, đẳng đẳng Thiên Tôn; 14- Tam Kỳ Phổ Độ Ngô Minh Chiêu Đại Tiên.
Như thị tôn kính, xuất ư đại xá vô thượng. Linh Tiêu điện tiền, Ngọc Hoàng sở chủ, cập chư Đại Thánh, Thiên Vương, Thiên Đế, Đế Thích dữ bá thiên ức vạn chư đại quyền thừa, Bồ Tát Ma Ha Tát dã. đồng xưng tán: Thiện tai ! Thiện tai ! Sắc hạ Hư Vô Chơn Nhứt - Thiên Thơ Đài (Phước Hải, Bà Rịa tỉnh), ban hành ư Nam Diệm Phù Đề Thế Giới. Nhược nhơn thành tâm sở cầu tất ứng, sở nguyện tất thành. Nhữ đẳng chúng sanh cần đương trì tụng, tắc hữu phước thần hựu hộ. Nhi thuyết: Thượng Đế Ngọc Hoàng Tâm Ấn Kinh viết: ...»
(Xin dịch thoát: [Bản kinh] phát xuất từ cõi vô thượng, hãy tôn kính vậy. Trước điện Linh Tiêu của Ngọc Hoàng, Ngài và các Đại Thánh, Thiên Vương, Thiên Đế, Đế Thích, cùng với bá thiên ức vạn các vị nắm quyền lớn, tức là Bồ Tát Ma Ha tát, đồng thanh khen ngợi: Tốt thay, tốt thay! Và ban sắc lệnh nơi Thiên Thơ Đài thuộc Hư Vô Chơn Nhứt (tại Phước Hải, tỉnh Bà Rịa) [giáng đàn tả kinh] ban hành nơi cõi Nam Diệm Phù Đề. Nếu con người thành tâm cầu nguyện thì sẽ có linh ứng, việc mong muốn sẽ thành tựu. Tất cả chúng sanh phải chuyên cần trì tụng, như thế các phúc thần sẽ phù hộ cho. Nay [Thiêng Liêng] giảng Thượng Đế Ngọc Hoàng Tâm Ấn Kinh rằng: ...)
Tiếp theo đó là bản âm Hán Việt (không có chữ Hán), bản dịch việt văn (văn xuôi), và bản dịch văn vần (thể song thất lục bát). Các bản dịch đều rất tài tình, nguyên văn mỗi câu bốn chữ Hán, bản dịch văn xuôi cũng y vậy. Còn bản dịch ra thơ song thất lục bát rất lưu loát và rặt khẩu ngữ miền Nam. Quả là thần tiên diệu bút. Nhận thấy mối quan hệ đặc biệt của bản kinh này đối với cả Đạo giáo Trung Quốc lẫn Đạo Cao Đài, tôi xin trích lục bản kinh này từ Thoát Hoá Thiên Kinh, bổ sung thêm phần chữ Hán, hiệu đính chính tả quốc ngữ, và chú thích một số từ ngữ. Nguyên văn chữ Hán, tôi tham khảo:
(1) Ninh Chí Tân 寧志新 (chủ biên), Đạo Giáo Thập Tam Kinh 道教十三經, quyển Hạ, Hà Bắc Nhân Dân xuất bản xã 河北人民出版社, 1994, tr.1365-1367.
(2) Internet: http://www.tianyabook.com/zongjiao/daojiao/005.htm
và http://www.newage.net.cn/library/books/daojia/lib/LIB/005.htm
________________________________________
● NGUYÊN VĂN
上藥三品,神與氣精。恍恍惚惚,杳杳冥冥。存無守有,頃刻而成。回風混合,百日功靈。
默朝上帝,一紀飛升。知者易悟,昧者難行。踐履天光,呼吸育清。出玄入牝,若亡若存。
綿綿不絕,固蒂深根。人各有精,精合其神。神合其氣,氣合其真。不得其真,皆是強名。
神能入石,神能飛形。入水不溺,入火不焚。神依形生,精依氣盈。不凋不零,松柏青青。
三品一理,妙不可聽。其聚則有,其散則零。七竅相通,竅竅光明。聖日聖月,照耀金庭。
一得永得,自然身輕。太和充溢,骨散寒瓊。得丹則靈,不得則傾。丹在身中,非白非青。
誦之萬遍,妙理自明。
● PHIÊN ÂM
Thượng dược tam phẩm, thần dữ khí tinh. Hoảng hoảng hốt hốt, yểu yểu minh minh. Tồn vô thủ hữu, khoảnh khắc nhi thành. Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh. Mặc triều Thượng Đế, nhất kỷ phi thăng. Tri giả dị ngộ, muội giả nan hành. Tiễn lý thiên quang, hô hấp dục thanh. Xuất huyền nhập tẫn, nhược vong nhược tồn. Miên miên bất tuyệt, cố đế thâm căn. Nhân các hữu tinh, tinh hợp kỳ thần. Thần hợp kỳ khí, khí hợp kỳ chân. Bất đắc kỳ chân, giai thị cưỡng danh. Thần năng nhập thạch, thần năng phi hình. Nhập thuỷ bất nịch, nhập hoả bất phần. Thần y hình sinh, tinh y khí doanh. Bất điêu bất linh, tùng bách thanh thanh. Tam phẩm nhất lý, diệu bất khả thính. Kỳ tụ tắc hữu, kỳ tán tắc linh. Thất khiếu tương thông, khiếu khiếu quang minh. Thánh nhật thánh nguyệt, chiếu diệu kim đình. Nhất đắc vĩnh đắc, tự nhiên thân khinh. Thái hoà sung dật, cốt tán hàn quỳnh. Đắc đan tắc linh, bất đắc tắc khuynh. Đan tại thân trung, phi bạch phi thanh. Tụng chi vạn biến, diệu lý tự minh.
● BẢN DỊCH
Ba phẩm thuốc nhứt: Tinh với Khí, Thần.(1) Mơ mơ tưởng tưởng, lặng lặng mờ mờ. Tưởng như không có, giây lát đặng nên. Tụng tuôn như gió, trăm ngày thấy linh. Tưởng thầm Thượng Đế, một kỷ (2) đặng lên. Người trí dễ hiểu, kẻ tối khó làm. Tưởng theo hào quang, thở hít khoẻ ru. Hít mũi thở miệng, như mất như còn. Luôn luôn chẳng dứt, cội chắc rễ sâu. Ai cũng có Tinh, Tinh hiệp với Thần. Thần hiệp với Khí, Khí hiệp vóc thiệt.(3) Chẳng đặng vóc thiệt, đều là nói gượng. Thần hồn chun đá,(4) thần hồn biết bay. Xuống nước chẳng chìm, vô lửa chẳng cháy. Hồn (5) nương xác sống, Tinh nhờ hơi đủ. Chẳng hư chẳng cổi,(6) như tòng như bá. Ba phẩm một lẽ, mầu nghe chẳng cùng. Gom vào thời có, tan ra thời không. Bảy lỗ thông nhau, lỗ nào cũng sáng. Mắt như nhựt nguyệt, chiếu đến Cung Huỳnh.(7) Biết Một thì hiểu, tự nhiên nhẹ mình. Tinh thần sung túc, xương chuyển như ngọc. Đặng thuốc (8) thời linh, chẳng đặng hư hình. Thuốc ở trong mình, chẳng trắng chẳng xanh. Tụng thường muôn bận,(9) lẽ nhiệm (10) hiểu rành.
● BẢN DỊCH VĂN VẦN
Thuốc cao tột: tinh, thần hoá khí,
Chuyển pháp luân phục thỉ huyền hào.(11)
Gìn Không giữ chặt trí cao,
Hạn trong giây phút hiện hào quang ra.
Gió thổi ngọn, điều hoà chơn tức,(12)
Công trăm ngày, chầu chực Thiên Tôn,(13)
Mười hai năm đặng xuất hồn,
Thần thông quảng đại Thiên Môn (14) ra vào.
Người trí thức đạo cao dễ ngộ,
Kẻ tối mê xiêu đổ khó thành.
Muốn về thượng cảnh (15) trời xanh,
Dưỡng nuôi hơi thở, lưu thanh khoẻ Thần.
Ra vào (16) phải cân phân rún mũi,
Sống như không, quên buổi quên giờ.
Cũng như tượng gỗ trơ trơ,
Ngày qua, tháng lại, không ngơ, không tình.
Thân thể vẫn nguơn tinh (17) làm chủ,
Hiệp nguơn thần,(18) khí tụ nên tiên.
Chẳng nên nói rõ diệu huyền,
Gượng lời nói rõ, thâu «diên» (19) làm thần.
Thần qua đá, chẳng dừng không đụng,
Thần bay bay thấu phủng (20) chín trời.
Xuống nước phải rẽ tách khơi,
Vào lửa không nóng, chói ngời Thần Quang,
Thần là rặp, thần hoàn in rặp,(21)
Tinh nương theo khí hấp vo tròn.
Chẳng tiêu, chẳng tán, chẳng mòn,
Như tòng bá lạnh cũng còn tươi xanh.(22)
Ba phẩm thuốc nói rành một lẽ,
Nghe chẳng rồi, đâu tẻ (23) ra nhiều.
Tựu thời ắt có tán tiêu,
Mở thông bảy lỗ (24) thảy đều sáng trưng.
Tợ nhựt nguyệt hai vầng phổ chiếu,
Hiệp qui căn một khiếu trường sanh.
Từ (25) chưa trời đất kết thành,
Chuyển luân biến hoá ngũ hành, lục căn.(26)
Biết thấu rõ mới rằng linh nghiệm,
Chẳng thấu thời rán kiếm đừng hôn.
Kim đơn tàng ẩn nơi lòng,
Không xanh, không trắng, khó đong, khó lường.
Tụng muôn biến mới tường nghĩa vụ,
Lý huyền thâm diệu hữu chớ nghi.
Tụng rồi lòng khá xét suy,
Tâm kinh Ngọc Đế, trẻ ghi cho thường.
***
Chư Tiên xưng tán

THI
Phục nguyên linh chưởng đắc cao thâm,
Thức đắc kim đơn giáo hoá tầm.
Tiên dược diệu huờn hoà chánh khí,
Khí lai dụng ý chuyển thuần âm.(27) CHÚ THÍCH
(1) Trong phép tu nội đan, tinh-khí-thần là ba thứ thuốc (dược vật) thượng hảo hạng được luyện nấu trong lò (lô đỉnh) tức là chính thân thể người tu. Khẩu quyết: «Luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hoàn vô.»
(2) một kỷ = 12 năm. Tu luyện 12 năm, kết thánh thai và phi thăng lên cõi trời, tức là thành tiên.
(3) vóc thiệt = hình vóc chân thật (chân thân), tức đệ nhị xác thân (anh nhi hiện hình), phân biệt với phàm thân (xác thân huyết nhục).
(4) chun đá = chui vào đá (nhập thạch).
(5) Hồn = thần hồn = thần.
(6) cổi = già cổi.
(7) Cung Huỳnh = Kim Đình = Huỳnh Đình.
(8) đặng thuốc = có được đan dược (kim đan).
(9) bận = lượt, lần.
(10) lẽ nhiệm= diệu lý
(11) phục thỉ huyền hào = trở lại buổi đầu khi có hào quang huyền diệu.
(12) chơn tức = hơi thở.
(13) Thiên Tôn = Ngọc Hoàng Thượng Đế.
(14) Thiên Môn = cửa nhà trời.
(15) Thượng cảnh = cảnh thượng giới, tức cõi trời.
(16) ra vào = hởi thở ra vào.
(17) nguơn tinh = nguyên tinh.
(18) nguơn thần = nguyên thần.
(19) diên = nghĩa đen là chì (đối với «hống» là thuỷ ngân). Trong phép tu nội đan, diên ám chỉ thận, thận thuộc hành thuỷ (quẻ Khảm); hống ám chỉ tim, tim thuộc hành hoả (quẻ Ly). Thuỷ hoả ký tế (thuỷ hoả cứu giúp nhau), tức là chiết khảm điền ly để trở nên thuần dương, tức thành chân nhân.
(20) phủng = thủng. Thần bay xuyên suốt 9 tầng trời (cửu thiên).
(21) rặp = rập = đồng bộ với, y hệt theo.
(22) tòng bá (cây tùng, cây bách) vốn chịu khí hậu rét lạnh, cây luôn xanh tốt.
(23) tẻ = tách ra, toẻ ra.
(24) bảy lỗ (thất khiếu) trên khuôn mặt = 2 mắt + 2 lỗ mũi + hai lỗ tai + 1 miệng. Ngũ tạng thông với thất khiếu.
(25) từ = kể từ khi.
(26) lục căn = 1-mắt (thị căn), 2-tai (thính căn), 3-mũi (khứu căn), 4-lưỡi (vị căn), 5- thân (xúc căn) , 6- ý (niệm lự căn). Căn = gốc cội, ngụ ý phát sinh, tức là đối cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) mà sinh tình.
(27) Hoàn nguyên (trở về với Đại Đạo), nắm được điều thâm sâu cao thượng. Hãy biết muốn được kim đan thì phải tìm [kinh] dạy. Thuốc tiên huyền diệu cùng với khí chân chính (nguyên khí). Khí đến thì dùng ý chí mà chuyển hoá thuần âm trở thành thuần dương.

復源靈掌得高深
識得金丹教化尋
仙藥妙玄和正氣
氣來用意轉純陰

________________________________________
NGUỒN: Thoát Hoá Thiên Kinh, trang 17-21, xuất bản năm 1951 tại Mỹ Tho, do Đâu Suất Thiên Cung - Thanh Tịnh Đàn của Cao Đài Đại Đạo Tiên Thiên Hư Vô (chưởng pháp: Linh Châu Tử).